-
Tài khoản định danh điện tử và ứng dụng VNeID có thể thay thế thẻ căn cước, đăng ký xe, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế khi giao dịch hành chính. Từ ngày 18/7/2022, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH), Bộ Công an) đã hoàn thành ứng dụng định danh điện tử (VNeID) để cung cấp tiện ích cho công dân, đồng thời đưa hệ thống định danh và xác thực điện tử vào sử dụng
-
Tài khoản định danh điện tử VNeID là một phương thức để công dân quản lý thông tin thẻ căn cước công dân điện tử, thông tin các giấy tờ khi công dân có nhu cầu tích hợp và có thể thay thế các giấy tờ truyền thống như: Thẻ Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, đăng ký xe, giấy phép lái xe…
-
Tùy theo nhu cầu và điều kiện, công dân thuộc các trường hợp đã có CCCD gắn chip hoặc công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip có thể lựa chọn các hình thức đăng ký tài khoản định danh điện tử theo quy định
-
Ngày 22/12/2022, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú. Trong đó, quy định công dân Việt Nam khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú (đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, tách hộ) với cơ quan đăng ký cư trú theo quy định pháp luật cư trú thì phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này; trường hợp công dân nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến sẽ được giảm 50% lệ phí
-
Công dân đủ 14 tuổi trở lên có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng định danh điện tử. Cá nhân chưa đủ 14 tuổi đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Để đăng ký online, người dùng tải ứng dụng VNeID từ CH Play hoặc App Store
-
Đến nay, 19/19 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT và con dấu được cung cấp trực tuyến mức độ 4 trên phạm vi toàn quốc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Hồ sơ của tổ chức, công dân dần được số hóa, giải quyết qua môi trường mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giao dịch
-
Thời gian gần đây, một số công dân phản ánh, mặc dù họ đã đến Công an phường tích hợp nhiều thông tin như Giấy phép lái xe, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội,... vào CCCD gắn chíp, nhưng khi đến các cơ quan chức năng để giao dịch hành chính vẫn gặp khó khăn do dữ liệu chưa liên thông. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cho biết: "Khi công dân tích hợp các thông tin sẽ có hiển thị trạng thái xác thực thành công với cơ quan chủ quản hoặc xác thực không thành công sẽ báo không thành công. Cách làm này sẽ giúp người dân có thể biết trạng thái, tình trạng thông tin của mình, dự kiến trong bản cập nhật tới của ứng dụng sẽ thực hiện như vậy"
-
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP và thực hiện công bố thủ tục hành chính theo quy định thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình. Từ ngày 01/01/2023 khi Nghị định 104/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, thì các thủ tục hành chính, dịch vụ công có yêu cầu nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy được thay thế bằng việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú theo quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
-
Ngày 21/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2022/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2023)
-
Ngày 21/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công (sau đây gọi tắt là Nghị định số 104/2022/NĐ-CP). Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023