Ép buộc nạn nhân kết hôn trái ý muốn cũng được coi là hành vi mua bán người
Trước khi biểu quyết, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo
cáo tiếp thu giải trình cho biết, về giải thích từ ngữ (Điều 2),
có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ "cưỡng bức hôn nhân" sau cụm từ "cưỡng
bức lao động" tại khoản 1, vì thực tế có nhiều trường hợp phụ nữ bị bán
qua biên giới để buộc làm vợ cũng cần được coi là hành vi mua bán
người.
Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, khái niệm "mua bán người" quy
định tại khoản 1 Điều 2 được thể hiện theo hướng cô đọng, phản
ánh đầy đủ những mục đích điển hình, phổ biến nhất trong mua bán người,
phù hợp với cách quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) và các điều ước
quốc tế có liên quan. "Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã bổ
sung nội dung "ép buộc nạn nhân kết hôn trái ý muốn" vào khái
niệm "mục đích vô nhân đạo khác" tại khoản 5 Điều 2 của dự
thảo Luật", bà thông tin.
|
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo.
|
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định tại
khoản 2 việc xử lý hành vi lợi dụng nạn nhân để sản xuất nội dung khiêu
dâm trực tuyến, đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển, tội
phạm mua bán người có thể sử dụng các nền tảng trực tuyến để phát tán
các nội dung khiêu dâm...
Tuy nhiên,
UBTVQH cho rằng, khoản 2 Điều 2 của dự thảo Luật quy định mục đích
bóc lột tình dục, trong đó có "sử dụng nạn nhân làm đối tượng để sản
xuất sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc vật phẩm khác có nội dung
khiêu dâm" là đã bao hàm cả loại hình sản phẩm truyền thống và sản phẩm
sử dụng công nghệ hiện đại. Hơn nữa, việc sử dụng nền tảng trực tuyến để
phát tán các nội dung khiêu dâm chỉ là một trong các phương thức để
thực hiện hành vi nhằm mục đích bóc lột tình dục nêu trên. Do đó, các
khái niệm nêu trên trong dự thảo Luật là phù hợp, bảo đảm
tính bao quát các hình thức bóc lột tình dục.
|
ĐBQH biểu quyết tại hội trường.
|
Hỗ trợ kịp thời, giữ bí mật thông tin đối với nạn nhân bị mua bán
Về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân
(Chương V), có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về nguyên tắc thực hiện
việc hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc hỗ trợ
vào Điều 37.
UBTVQH
khẳng định, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện hỗ trợ nạn nhân, người
đang trong quá trình xác định là nạn nhân đã được quy định tại khoản 3
Điều 4, đó là việc "hỗ trợ phải kịp thời, chính xác, giữ bí mật thông
tin và không xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người
đang trong quá trình xác định là nạn nhân" và tại khoản 4 Điều 4 của dự
thảo Luật, đó là "bảo đảm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định
là nạn nhân được hưởng chế độ hỗ trợ phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo
của họ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với độ tuổi, giới
tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân của họ". Ngoài ra, trách
nhiệm trong việc hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức thực hiện việc hỗ
trợ được quy định tại Điều 46 và Chương VI của dự thảo Luật.
|
Quang cảnh hội trường.
|
Việc quản lý nhà nước về phòng, chống mua
bán người (Chương VI), có ý kiến đề nghị cân nhắc không quy định trách
nhiệm của một số bộ tại Luật này. UBTVQH cho biết, dự thảo Luật do Chính
phủ trình quy định trách nhiệm của 12 bộ, ngành trong phòng, chống mua
bán người. Tiếp thu ý kiến các ĐBQH, dự thảo Luật đã lược bỏ,
không quy định trách nhiệm của 6 bộ, ngành trong dự thảo Luật do không
có tính đặc thù trong phòng, chống mua bán người. Dự thảo Luật quy định
Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
phòng, chống mua bán người và 5 bộ (Quốc phòng; Lao động - Thương binh
và Xã hội; Y tế; Ngoại giao, Tư pháp) là những bộ có tính đặc thù trong
công tác phòng, chống mua bán người.
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Khắc Định, sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải
trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa
đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán
người (sửa đổi).
Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có
454/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78%
tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua
Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), với tuyệt đại đa số đại biểu
Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.