Các mục tiêu quan trọng do lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ

Những chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ luôn có mặt bảo đảm an toàn mục tiêu 24/24

     Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung quy định những hành vi gây mất an toàn, đe dọa mất an toàn mục tiêu, gồm:
     - Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép.
     - Thả diều, bóng bay, tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ khác vào khu vực bên trong mục tiêu được bảo vệ.
     - Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu.
     - Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ.
     - Dừng, đỗ xe trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở mục tiêu.
     - Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ tại mục tiêu là khu vực cấm, địa điểm cấm.
     - Phá hoại, làm hư hỏng tài sản, hiện vật tại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; leo trèo hoặc thực hiện các hành vi khác tác động lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu khi chưa được phép.
     - Gây rối, cản trở hoạt động bình thường của cơ quan có mục tiêu bảo vệ.
     - Dùng vũ lực, đe đọa dùng vũ lực hoặc cản trở, không chấp hành yêu cầu của lực lượng Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.
     - Tập trung đông người gây mất trật tự tại khu vực mục tiêu bảo vệ.
     - Các hành vi khác xâm hại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu theo quy định của pháp luật.
     Đối với các mục tiêu thuộc Danh mục nhưng có sự thay đổi về tên, loại, không còn có tầm quan trọng đặc biệt và không cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp vớỉ các Bộ; cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan có mục tiêu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa mục tiêu ra khỏi Danh mục.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2021./.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất